Khi thiết kế website, bạn chắc chắn sẽ được nghe đến hai thuật ngữ: Hosting và Domain. Đây là những nhân tố đầu tiên để cấu tạo một website. Vậy Hosting là gì? Domain là gì? Mối liên hệ của hai nhân tố này cũng như cách vận hành của chúng ra sao? Nếu bạn muốn tự tay mình thiết kế một trang web hoặc có ý định đặt thuê dịch vụ, đừng quên tham khảo bài viết này.

domain vs hosting

Hosting là gì?

Định nghĩa về Hosting

Bạn đang thắc mắc “Hosting là gì?” hay “Web hosting là gì”? Hai thuật ngữ trên đều là một. Hosting hay Web hosting đều dùng để chỉ không gian lưu trữ mã nguồn, database, hình ảnh web/ web app và xuất bản trên internet. Thông thường, các đơn vị cung cấp hosting sẽ có một server (máy chủ). Và máy chủ này có thể chứa nhiều hosting cùng lúc. Người thuê hosting sẽ tải các tệp dữ liệu làm web/app lên hosting để trang web hoạt động được.

Hosting đóng vai trò quan trọng quyết định đến tốc độ trang web. Để dễ hiểu hơn, có thể coi máy chủ giống như một chiếc máy tính. Còn Hosting chính là một ổ đĩa ở trong máy tính đó. Hosting có không gian lưu trữ lớn và đặt ở máy  chủ mạnh sẽ đem đến tốc độ load web nhanh. Tuy nhiên, cần đặt hosting vừa đủ để tránh tình trạng lãng phí, không sử dụng đến.

Một điều lưu ý nữa là nhà cung cấp hosting cần đảm bảo các server hoạt động 24/7 để hosting được ổn định. Đồng thời, các dịch vụ hosting cũng cần luôn sẵn sàng hỗ trợ người dùng bất cứ khi nào, đảm bảo máy chủ không bị các hacker tấn công,…

Hosting

Nguyên lý hoạt động của Hosting

Để hiểu sâu hơn về Hosting, hãy cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của nó.

Cách vận hành của Hosting với người tìm kiếm web

Hosting là một phần không gian lưu trữ nằm trong một hệ thống mạng máy tính (server) kết nối được với internet toàn thế giới. Khi người dùng đưa dữ liệu web/ app của mình lên hosting đồng nghĩa với việc đã tải dữ liệu của mình lên server này.

Để tìm kiếm được web của bạn, người dùng web chỉ việc nhập tên địa chỉ website. Hệ thống mạng internet sẽ truyền tín hiệu đến Server chứa website của bạn và phản hồi ngược lại đến máy tính người dùng. Nhờ đó, người dùng có thể truy cập và trải nghiệm website mà họ tìm kiếm dễ dàng.

Cách thức vận hành của Hosting đối với nhà cung cấp

Nhà cung cấp Hosting sẽ cần có sẵn server lưu trữ web. Tài nguyên của server này sẽ được chia thành từng phần nhỏ cho phép lưu trữ được tài liệu và gọi là các hosting. Đây cũng là lý do tại sao nhiều trang web có thể hoạt động cùng lúc trên một server.

Dựa vào gói cước khách hàng đã đăng ký thì nhà cung cấp sẽ thiết lập cấu hình cho hosting. Một gói hosting thường được cho thuê theo 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 – 3 năm. Tùy theo dung lượng SSD và thời gian thuê hosting mà sẽ có mức giá khác nhau. Đối với các doanh nghiệp đòi hỏi dung lượng lưu trữ tối thiểu 2GB trở lên, mức giá sẽ giao động từ 99k – 699k/ tháng (theo số liệu của UVA).

Nguyên lý hoạt động Hosting đối với người thuê

Người thuê cần có file source code dữ liệu và file database (nếu có). Tiếp đến, truy cập vài tài khoản hosting rồi đăng tải các file đã chuẩn bị. Trang truy cập tài khoản hosting thường có dạng: “http://+ mã ip”. Cần gửi yêu cầu tới tên miền website (domain) hoặc IP hosting để có thể truy cập được hosting. Lúc này, máy chủ sẽ thực hiện theo các yêu cầu của bạn.

Đồng thời, trình duyệt web sẽ hiển thị web theo các dữ liệu bạn đã tải lên. Bên cạnh lưu trữ dữ liệu web, các nhà cung cấp hosting còn mang đến một số dịch vụ đi kèm như chứng chỉ bảo mật SSL, Email Hosting, Backup dữ liệu,…

Trường hợp muốn mở rộng hosting do cần tải nhiều dữ liệu hoặc thu nhỏ lại gói hosting, khách hàng chỉ cần thông báo để nhà cung cấp đưa ra điều chỉnh.

Phân biệt các loại Hosting trên thị trường

Hiện nay trên thế giới có tổng cộng 5 loại Hosting thông dụng nhất. Cụ thể là:

Cloud hosting

Loại hosting này được xây dựng dựa công nghệ điện toán đám mây. Cách hoạt động của Cloud hosting vô cùng đơn giản. Trang web của bạn sẽ được đặt trên một máy chủ ảo được hình thành từ một cụm máy chủ lớn như Cisc, Linux,… kết hợp với Cloud Storage (lưu trữ đám mây). Để máy chủ ảo dễ hoạt động giống với máy chủ vật lý, người dùng Cloud hosting có thể quản lý thông qua DirectAdmin.

Trong thiết kế web thì WordPress cloud hosting là một trong những nền tảng có dịch vụ lưu trữ đám mây riêng khá nổi tiếng. Bên cạnh đó, Google Drive cũng là một trong những dịch vụ lưu trữ web và hình ảnh miễn phí với số dung lượng lên đến 15GB.

VPS Hosting

VPS Hosting là một trong những hosting phổ biến nhất hiện nay. Nhiều doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh đều đang lựa chọn dùng VPS Hosting. Nguyên lý hoạt động của loại hosting này là tạo ra một không gian máy chủ riêng biệt. Mặc dù nó vẫn dựa trên máy chủ vật lý nhưng mọi hoạt động trên web của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi người khác. Tốc độ của web được cài bằng VPS Hosting cũng nhanh hơn so với dùng hosting thông thường. Tuy nhiên, VPS Hosting chỉ thật sự phù hợp khi công ty của bạn có nhân viên đủ kỹ năng quản trị server khi xảy ra lỗi.

Dedicated hosting

Dedicated hosting không thật sự phổ biến. Nguyên nhân không phải vì loại hosting này chưa đủ tốt. Mà là vì chi phí vận hành Dedicated hosting khá cao. Để dùng được Dedicated Hosting, công ty cần có dàn hệ thống máy chủ vật lý riêng gồm server, đường truyền,…

Shared hosting

Đối với những cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ có kinh phí eo hẹp thì Shared hosting là phù hợp nhất trong thời gian đầu hoạt động. Cách Shared hosting hoạt động là nhiều website sẽ cùng nhau chia sẻ một lượng tài nguyên nhất định trên cùng một máy chủ vật lý. Share hosting gần giống VPS hosting. Nhưng điểm khác biệt là VPS hosting hoàn diện hơn khi có tài nguyên máy chủ riêng. Trong khi Share hosting là loại hosting rẻ nhất nhưng cũng kém hiệu quả nhất.

WordPress hosting

Về cơ bản, WordPress hosting là một dạng Share hosting và chỉ được dành riêng cho những người thiết kế web bằng WordPress. Nhưng lưu ý, không phải bất cứ web nào được làm từ WordPress cũng sử dụng WordPress hosting. Ngoài ra, WordPress hosting lại hoạt động hiệu quả hơn các loại Share hosting thông thường. Nguyên nhân vì họ biết cách tối ưu máy chủ nhờ vào các plugin và công nghệ cải tiến hiệu suất.

Vai trò của Hosting trong thiết kế web

Hosting đóng vai trò quan trọng đến tốc độ và độ ổn định của website. Khi hosting xuất hiện lỗi thì bản thân web cũng sẽ không truy cập được và hiển thị những lỗi như: HTTP 503 Service Unavailable, 500 Internal Server Error,…

Bên cạnh đó, nếu bạn chọn web hosting thì chi phí cũng sẽ thấp hơn so với việc bạn phải đầu tư hàng tỷ đồng cho dàn máy chủ.

Định nghĩa về Domain

Domain là gì? 

Nhiều người mới tiếp xúc với thiết kế web thường hay nhầm lẫn Domain và Hosting. Nhưng thực tế, đây là hai khái niệm, dịch vụ hoàn toàn khác nhau. Domain còn được gọi là tên miền, dùng để chỉ tên địa chỉ website. Các đuôi như .com, .info, .vn,… được gọi là miền. Có hai dạng miền phổ biến là:

  • Domain quốc tế: .com, .net,…
  • Domain Việt Nam: .vn, .edu.vn,…

Bạn cũng cần phân biệt giữa Domain và Subdomain. Subdomain còn được biết đến như là tên miền phụ của một website. Nó có thể hoạt động như website thông thường, có sử dụng tên miền chính (Domain) và không ảnh hưởng đến backlink của domain chính. Chẳng hạn, “website.uva.vn” vốn là một Subdomain do UVA tạo ra. Còn “.uva.vn” là Domain của website.

domain

Cách thức Domain hoạt động

Thông thường, người dùng sẽ tìm đến các website để mua tên miền như: GoDaddy, Mắt Bão, 123Host,… Khoảng 75 ngày kể từ khi tên miền hết hạn, người dùng có thể đặt mua lại tên miền.

Khi gõ tìm kiếm tên miền nghĩa là bạn đang sử dụng đường tắt để máy chủ web hosting của bạn. Tên miền sẽ tồn tại trên World Wide Web. Trường hợp không có tên miền thì bắt buộc người dùng phải tìm bằng IP (ví dụ: 115.906.122.51) của máy chủ. Do đó, hầu như mọi web đều có tên miền để thay thế.

Để tìm kiếm một website bằng tên miền, bạn chỉ cần nhập thông tin tại thanh địa chỉ trên trình duyệt web.

Hosting, Domain và những mối liên hệ

Tầm quan trọng của Hosting và Domain trong SEO web

Hosting và tên miền có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SEO web.

  • Việc sử dụng từ khóa trong tên miền có thể giúp website có tính cạnh tranh. Vì nhiều người sẽ tìm kiếm web bằng cách dò từ khóa không dấu.
  • Những tên miền có phần đuôi web uy tín như .com, .vn cũng thường được ưu tiên hơn khi so sánh với các loại đuôi khác.
  • Còn hosting lại ảnh hưởng đến tốc độ web, độ bảo mật,… Đây là những yếu tố quan trọng làm nên một website chuẩn SEO. Bên cạnh đó, việc tìm được một nhà quản trị website hiệu quả, hiểu về server và cách khắc phục lỗi khi cần là điều quan trọng. Vì trong quá trình hoạt động, hosting cần hoạt động ổn định để tránh tình trạng xảy ra lỗi web.

So sánh sự khác nhau giữa Hosting và Domain

Hosting Domain
Là không gian lưu trữ dữ liệu web, từ đó giúp xuất bản website lên Internet. Là tên miền thay thế cho mã số IP, giúp người dùng nhận diện được website.
Tài nguyên của Hosting có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo nhu cầu của khách hàng. Trong đó có tài nguyên để lưu trữ tên miền. Tác dụng chính của domain là phân biệt website của bạn với các trang web khác trên mạng internet.
Theo quy định, mỗi domain phải là độc nhất, không được trùng lặp với website khác. Tùy vào nhu cầu mà người dùng có thể dùng chung hosting hoặc không.
Khi cần, người dùng có thể đặt thuê hosting khác đối với website của mình. Mỗi web chỉ có một domain duy nhất. Đổi domain đồng nghĩa với việc bạn cần lập web mới.

Mối quan hệ giữa Hosting và Domain khi thiết kế web

Mặc dù nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực tế mối quan hệ mà Hosting và Domain tạo ra tương đối đơn giản. Bạn có thể tưởng tượng Hosting giống như một ngôi nhà, nơi có thể chứa toàn bộ dữ liệu, nội dung web của bạn và công khai với người khác trên mạng Internet. Còn Domain name (tên miền) có thể hiểu là địa chỉ của chính ngôi nhà đó.

Nếu chưa có Domain thì khách truy cập bắt buộc phải do tìm bằng địa chỉ IP. Mà không ai muốn tìm một trang web thông qua một dãy số dài cả. Domain không chỉ có tác dụng phân biệt trang web mà còn giúp bạn tạo nên dấu ấn thương hiệu.

Có thẻ nói, mặc dù Hosting và Domain là hai dịch vụ riêng biệt nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một website nếu muốn hoạt động được trên mạng internet thì cần có cả Hosting lẫn Domain. Người dùng có thể thay đổi nhà cung cấp Hosting khác cho website nếu cảm thấy Hosting hiện tại chưa phù hợp. Nhưng Domain thì vẫn phải giữ nguyên.

Xếp hạng

About Uva

UVA Website Daklak là đơn vị đã có trên 8 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế web. Các đối tác của UVA đến từ nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước như: Chinsu, My Vita, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Estaview, Hai Bà Trưng Hotel,....

Hotline: 097 9894 942
Chat Zalo
Gọi điện ngay