Xây dựng lòng tin khách hàng là một trong những kỹ năng mà mỗi doanh nghiệp cần có để tồn tại và phát triển. Sự cạnh tranh về số lượng khách hàng giữa các doanh nghiệp  ngày càng gay gắt. Vậy làm thế nào để có thể sở hữu chiến lược xây dựng lòng tin ở khách hàng và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình?

 

1. Khả năng bảo mật cho khách hàng

Nguồn Internet

Ngoài việc quan tâm đến chất lượng dịch vụ, một số khách hàng còn quan tâm đến tính bảo mật.

Chẳng hạn như bảo mật về các thông tin cá nhân, sản phẩm dịch vụ mà họ sử dụng. Đảm bảo cho khách hàng cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ của bạn. Điều này sẽ giúp họ có những trải nghiệm tốt và có lòng tin cho cả thương hiệu của doanh nghiệp. Có nhiều cách để tăng bảo mật cho doanh nghiệp và giúp bảo mật thông tin khách hàng. Ví dụ như xây dựng trang web riêng cho doanh nghiệp.  Thiết kế tính bảo mật cho website sẽ giúp khách hàng cảm thấy an toàn khi cung cấp thông tin để sử dụng dịch vụ. Hoặc là trên website của bạn cần hiển thị rõ các dấu chứng nhận mà bạn nhận được, để giúp tăng độ tin cậy cho khách hàng.

2. Xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp

Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn trên các công cụ tìm kiếm. Tăng độ nhận diện thương hiệu. Bạn có thể áp dụng một số cách để tăng độ nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như tương tác với người dùng qua các event, hội thảo hoặc quảng cáo ở các banner và qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo,….

Đặc biệt, quảng cáo qua mạng xã hội là một cách phát triển thương hiệu tốt và nhanh chóng đưa doanh nghiệp của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng. Một trong những điểm mạnh của việc xây dựng thương hiệu qua mạng xã hội là sự linh hoạt. Bạn có thể cung cấp nội dung từ website, tương tác với người dùng mới và cũ, đăng hình ảnh và video. Hoặc cập nhật tin tức và thông tin cho khách hàng. Điều quan trọng ở đây là phải luôn ở thế chủ động, và hoạt động liên tục.

3. Khách hàng là thượng đế

Nguồn Internet

Nếu khâu chăm sóc khách hàng quá kém sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu của bạn. Sự tin tưởng sẽ bị thử thách mỗi khi khách hàng gặp phải vấn đề gì đó. Nếu họ nhận được trải nghiệm hậu mãi nhanh chóng và hữu ích, họ sẽ nghĩ đến bạn như là một thương hiệu đáng tin cậy. Ví dụ như mua bán bất động sản. Việc khách hàng mua hoặc thuê nhà, họ cần tư vấn hỗ trợ nhiều về luật pháp hoặc các giấy tờ liên quan. Khi khách hàng có nhiều thắc mắc cần giải đáp chính là cơ hội tốt cho bạn tiếp cận và xây dựng niềm tin cho họ.

4. Tính chuyên nghiệp

Những yêu cầu về chất lượng dịch vụ và sản phẩm của khách hàng ngày càng cao. Vì thế, bạn cần phải xây dựng tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của mình.

Doanh nhân Nguyễn Đăng Quỳnh (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hiển Vinh Long An) đã xây dựng thương hiệu từ những chi tiết tưởng chừng như đơn giản. Chiến lược của ông tập trung vào tính chuyên nghiệp. Từ trước đến nay, những người môi giới nhà đất thường không chú ý tới khâu trang phục. Trang phục nhếch nhác sẽ khó thuyết phục người mua, nên bán hàng rất khó. Ông Quỳnh xây dựng chính sách bán hàng chuyên nghiệp từ trang phục tới phương pháp trình bày của nhân viên và chỉ tập trung vào phân khúc đất nền giá rẻ.

Chính vì tính chuyên nghiệp từ những dịch vụ chăm sóc khách hàng như thế, công ty Bất động sản Hiển Vinh Long An hiện nay đã trở thành một công ty có nhiều danh tiếng tốt trong giới Bất động sản và được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.

5. Tạo dựng niềm tin bằng giá trị thật

Luôn cung cấp những giá trị thật và thông tin chính xác đến với khách hàng. Đặc biệt luôn cập nhật những thông tin  và xu thế mới để cung cấp cho khách hàng tiềm năng. Khách hàng họ muốn được giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhưng tất nhiên là phải có lợi cho họ và phải luôn đảm bảo tính chính xác. Vì vậy, bạn hãy linh hoạt đưa ra cho họ những thông tin thật, giá trị thật. Bên cạnh đó, hãy cung cấp cho khách hàng những lựa chọn có lợi cho họ nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho bạn.

6. Cá nhân hóa thương hiệu

Điều này giúp thương hiệu của bạn trở nên riêng biệt hơn. Đừng sử dụng những kịch bản và công thức quen thuộc. Thay vào đó, hãy khuyến khích nhân viên phát biểu chân thành. Đặc biệt là tương tác với khách hàng bằng những tình cảm thật sự. Sự thay đổi nhỏ này sẽ làm cho thương hiệu của bạn có được lòng tin với khách hàng hơn. Và có thể khiến cho khách hàng có ấn tượng mạnh mẽ về dịch vụ của bạn.

7. Giao tiếp nhiều hơn

Nguồn Internet

Luôn  sẵn sàng để trả lời và tư vấn khách hàng. Đừng bao giờ để khách hàng cảm thấy thông tin của bạn còn mơ hồ. Tốt nhất hãy nói chuyện thật nhiều với khách hàng. Hãy cởi mở và minh bạch về các mục tiêu và quy trình của bạn. Bên cạnh đó, hãy tạo nhiều điều kiện và nhiều cách để liên lạc với bạn, như là số điện thoại, Zalo, Facebook, Viber…. Hoặc trang web của bạn, việc luôn hiển thị số điện thoại, chatbox sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi biết rằng họ có thể nói chuyện với công ty của bạn vào bất kỳ lúc nào họ muốn.

Như chúng ta đã biết, lòng tin cần phải được xây dựng trong một quá trình lâu dài và kiên trì. Để xây dựng thành công chiến lược tạo niềm tin cho khách hàng cần có thời gian dài.  Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược và kiên trì với chiến lược đó. Đặc biệt là sự hỗ trợ và tính chủ động trong mỗi cá nhân để giúp doanh nghiệp  có được sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác.

Những thắc mắc và cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ ngay với UVA.website để được giải đáp.

Cảm ơn độc giả.

Xếp hạng

About Uva

UVA Website Daklak là đơn vị đã có trên 8 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế web. Các đối tác của UVA đến từ nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước như: Chinsu, My Vita, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Estaview, Hai Bà Trưng Hotel,....

Hotline: 097 9894 942
Chat Zalo
Gọi điện ngay